Luyện thi đại học môn văn: Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài
Xem thêm: Giá trị hiện thực của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Giá trị nhân đạo của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Xem thêm: Giá trị hiện thực của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Giá trị nhân đạo của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
“Vợ
chồng A Phủ” là một trong ba truyện ngắn của tập “Truyện Tây Bắc” được
Tô Hoài sáng tác 1953. Truyện kể về hai chặng đường đời của Mị và A Phủ những
ngày ở Hồng Ngài trong nhà thống lý Pá Tra và sau khi sang Phiềng Sa nên vợ nên
chồng, gặp gỡ Cách Mạng và trở thành chiến sĩ du kích. Trong đó, A Phủ là một
nhân vật gây ấn tượng khá sâu sắc.
1. Lai Lịch
Tác giả cho A Phủ xuất hiện khá đột ngột trong một hoàn cảnh là cuộc đánh
nhau với A Sử, bị bắt bị đánh đập tàn nhẫn ở nhà thống lý Pá Tra rồi mới kể về
lai lịch của nhân vật. Đó là một người nghèo khổ đã mất hết cả cha mẹ và anh em
trong một trận dịch đậu mùa khủng khiếp đã phải sống kiếp bơ vơ khi còn rất nhỏ
và “người làng đói bụng đã bắt A Phủ đưa xuống bán đổi lấy thóc của người
Thái dưới cánh đồng” Không cam chịu cuộc sống khốn khổ, mới mười tuổi đầu,
A Phủ đã tự khẳng định tính cách gan góc: Một mình kiếm sống, học hỏi đủ thứ
nghề “biết đúc lưỡi cày, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. Khi lớn
lên, A Phủ chẳng những hiền lành, lao động giỏi mà còn có sức khoẻ hơn người “Công
việc làm, hay đi săn, cái gì cũng làm phăng phăng”.
“A Phủ chạy nhanh như ngựa”, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt,
A Phủ vẫn sống một đời sống tâm hồn phóng khoáng, hồn nhiên, yêu đời, yêu chính
nghĩa, tự tin của tuổi trẻ “đang tuổi chơi, trong ngày tết đến, dù chẳng có
quần áo mới như trai làng khác, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng trên cổ, A Phủ
cũng cứ cùng trai làng đem sáo, kèn, con quay và của Dao đi tìm người yêu ở các
làng trong rừng “. Vì vậy A Phủ đã trở thành niềm mơ ước của biết bao cô
gái Mèo. Họ kháo với nhau “đứa nào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt
trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. Tuy vậy, với tập tục khắc nghiệt của xã
hội phong kiến miền núi đương thời, A Phủ chẳng những bị khinh thường mà thực tế
cũng chẳng bao giờ anh kiếm đủ tiền để làm nhà và cưới vợ.
2. Đau khổ hơn A Phủ là đứa con của núi rừng tự do mà vẫn không sao thoát
khỏi kiếp sống nô lệ. Sự việc xảy ra vào đêm hội mùa xuân A Phủ dám đánh lại
con nhà quan phá đám chơi “chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt
A Sử. Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo giật đầu
xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”. Hành động dữ dội đó của A Phủ có nguyên cớ
sâu xa là mối hận thù giai cấp. Sau đó, bị tay chân nhà Pá Tra đánh đập rất dã ma, A Phủ đã chứng tỏ mình là
con ngừơi bất khuất, cứng rắn, gan dạ. A Phủ không hề khóc lóc van xin, trái lại
“A Phủ quỳ chịu đòn, chỉ im như tượng đá”. Cuối cùng trong cảnh xử kiện
quái gở khi kẻ phát đơn kiện cũng là người ngồi ghế quan toà, A Phủ đã bị Pá
Tra buộc làm nô lệ không công suốt đời để từ nợ. Đó là kiếp sống bị khinh rẻ, bị
ngược đãi và những công việc nặng nhọc nguy hiểm như cày ruộng, cuốc nương và
săn bò tót, bẫy hổ, chăn ngựa quanh năm một thân một mình rong ruổi ngoài gò
bãi, nương rừng.
3. Tính mạng A Phủ sống hay chết cũng được quyết định bởi bàn tay tàn bạo
của thống lý Pá Tra.
Chỉ vì để hổ bắt mất bò. A Phủ đã bị đánh, bị trói vào cọc “bằng dây
mây quần từ chân lên vai”. Và nếu bọn A Sử không bắt được hổ về thì chắc chắn
A Phủ sẽ phải chết “chết đau, chết đói, chết rét” như Mị từng chứng kiến
những cảnh tương tự.
=> Miêu tả cuộc sống khổ cực đau thương, tủi nhục của A Phủ, Tô Hoài một
mặt vừa bày tỏ niềm đồng cảm xót thương đối với thân phận khổ đau của người lao
động miền núi, một mặt khác vừa để vạch trần tội ác tàn bạo dã man của bọn chúa
đất đã vùi dập không tiếc thương sự sống của người lao động.
4. Tuy vậy với khát vọng sống mãnh liệt, bản chất gan góc, bất khuất sẵn
có, A Phủ không cam chịu chết mà tìm mọi cách tự giải thoát “Đêm đến, A Phủ
cúi xuống nhay đứt hai đầu dây, nhích dần dây trói một bên tay” và với sự
trợ giúp của Mị, A Phủ đã được tự do. Hai người trốn khỏi Hồng Ngài, tới khu du
kích Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu. A Phủ và Mị lần lượt trở thành chiến sĩ du
kích, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh để giải phóng hoàn toàn cuộc đời
mình, giải phóng bản làng, quê hương, từ đấu tranh tự phát, A Phủ và Mị đã tiến
dần đến cuộc đấu tranh tự giác. Và cuộc đời A Phủ đi từ thung lũng đau thương
ra cánh đồng vui.
Cùng với Mị,
cuộc đời và tính cách của A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và phẩm chất
người dân vùng cao Tây Bắc. Từ trong bóng tối của cuộc đời đầy đau khổ tủi nhục,
họ đã vươn tới ánh sáng rực rỡ của nhân phẩm tự do, ánh sáng của Cách Mạng. Đây
cũng chính là giá trị nhân đạo mới mẻ sâu sắc của tác phẩm giàu chất thơ này.
Đăng nhận xét