Luyện thi đại học môn văn: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài.
1. Giá trị của chuyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” không chỉ nằm ở sự
miêu tả cuộc sống chân thật và sinh động. Giá trị chủ yếu là nên sức sống bền
lâu của tác phẩm chính là tinh thần nhân đạo sâu sắc thấm thía chứa đựng sâu mỗi
trang viết giàu chất hiện thực của Tô Hoài.
Định nghĩa: Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của văn học chân chính. Nó
được tạo nên bởi nềim cảm thông chia sẻ đối với nỗi khổ đau của con người, sự
nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khái
niệm vươn dậy của họ. Chủ nghĩa nhân đạo mới không chỉ yêu thương đồng cảm với
những nỗi khổ của con người, mà còn hướng tới nhằm giải phóng cho con người khỏi
mọi xiềng xích áp bức, khổ đau và tạo điều kiện cho họ trở thành những con người
tự do, con người làm chủ, chiến đấu chống lại mọi thế lực bạo tàn để xây dựng
cuộc sống hạnh phúc của mình (“Đang cho ta trái tim giàu, thẳng lưng mà bước
ngẩng đầu mà bay”.)
“Cám ơn Đảng Người làm ra ánh sáng
Người chưa đưa ta lên được sao kim
Nhưng đã cho ta một linh hồn và một
trái tim
Biết lẽ phải yêu thương và căm giận
Biết đi tới và làm nên thắng trận”
(Tố Hữu)
2. Hiểu như vậy, chúng ta thấy tư tưởng nhân đạo của tác phẩm “Vợ chồng
A Phủ” được toát lên từ niềm cảm thông sâu sắc đối với sự phân bị mất quyền
sống của người miền núi mà tiêu biểu là Mị và A Phủ. Mị vốn là cô gái xinh đẹp
mang trong mình biết bao phẩm chất cao quý. Thế mà kể từ khi bước chân vào làm
con dâu trừ nợ, thực chất là nô lệ, công cho nhà Thống Lý. Dưới mấy tầng áp bức
của cường quyền và hủ tục phong kiến miền núi, Mị phải sống những chuỗi ngày
đau thương tủi nhục tăm tối. Mị không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đầy
đoạ về tinh thần. Mị bị đối xử như con vật thậm trí còn không bằng con vật “Bây
giờ thì Mị cũng tưởng mình là con trâu, tưởng mình là con ngựa,ngựa chỉ biết ăn
cỏ. Còn Mị cúi mặt không nghĩ ngợi gì nữa, con trâu, con ngựa làm còn có lúc,
đêm nó còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi đầu vào việc
làm cả đêm, cả ngày”. Sự đau khổ, tủi nhục đã cướp mất tuổi xuân của Mị biến cô
thành một kẻ nhẫn nhục cam chịu. Cô gái Mèo xinh đẹp, tài hoa, giàu lòng yêu đời
nào giờ gần như đã chết, chỉ còn là người đàn bà thân xác héo khô, tâm hồn lạnh
lẽo. Mị ngày càng không nói, Mị mất hết cảm giác thời gian: không dĩ vãng,
không hiện tại, không tương lai. Cuộc đời Mị chỉ còn thu nhỏ lại qua lỗ vuông của
chiếc cửa sổ bằng bàn tay trăng trắng không biết sương hay là nắng. Mị gần như
tê liệt hết sức sống “lùi lũi như con rùa trong xó cửa”. Bằng những chi
tiết chân thực và gợi cảm như thế, Tô Hoài đã làm cho bức tranh hiện thực và
giá trị nhân đạo của tác phẩm càng thêm sinh động, vừa có chiều rộng, vừa có
chiều sâu.
- Sự xuất hiện của nhân vật chính - A Phủ cũng bị bắt làm con ở trừ nợ đã
làm hoàn chỉnh thêm bức tranh hiện thực, giá trị tố cáo và nội dung nhân đạo của
tác phẩm. A Phủ là một chàng trai hiền lành, khoẻ mạnh, gan góc yêu chính
nghĩa, vốn không nợ nần gì nhà Thống Lý, Pá Tra, sống phóng khoáng tự do như
chim trời giữa núi rừng Tây Bắc, vậy mà cuối cùng cũng không thoát khỏi ách áp
bức của bọn chứa đất phong kiến phải rơi vào thân phận kẻ nô lệ suốt đời trong
nhà Thống Lý chỉ vì dám đánh, lại con quan là A Sử trong việc phá đám chơi ngày
tết mà A Phủ bị bắt về làm đứa ở gạt nợ, làm con trâu, con ngựa cho nhà Thống
Lý cũng như Mị, những ngày sống ở nhà Pá Tra, A Phủ phải chịu biết bao sự nhục
hình, đoạ đầy cả thể xác lẫn tinh thần. A Phủ gần tê liệt hết sức phản kháng.
Anh đã từng phải ngồi im như tượng đá để chịu đòn và phải bất lực để cho những
dòng nước mắt chảy dài trong những đêm bị trói đứng trong góc nhà. Thần chết
như đã vẽ những nét đen ngòm trên hai hõm má xám đen lại” vì tuyệt vọng và khổ
đau của A Phủ. Nếu không có một sự đồng cảm lạ lùng giữa Tô Hoài và cuộc đời của
Mĩ ngụy, những A Phủ, những con người Tây Bắc yêu thương. Nhà văn không thể nào
xây dựng thành công số phận khổ đau của nhân vật đến như vậy. Đọc những trang
sách của Tô Hoài viết về số phận bi thương của Mị và A Phủ, ta có cảm giác đó
không còn là những dòng chữ lạnh lùng nữa, mà là những dòng nước mắt nóng bỏng
yêu thương chảy thẳng từ trái tim tràn đầy tinh thần nhân đạo của tác giả khóc
thương cho thân phận xấu số của nhân vật.
3. Giá trị nhân đạo thấm thía trong “Vợ chồng A Phủ” còn toát lên từ sự tố
cáo gay gắt, thế lực thực dân phong kiến. Đỉnh hình cho thế lực độc ác trà đạp
lên cuộc sống con người là cha con Thống Lý Pá Tra. Chúng đã lợi dụng sức mạnh
cường quyền, thần quyền, hủ tục để biến người lao động thành nô lệ không công
và đối xử với họ lạnh lùng bằng đối xử với con vật. Có biết bao nhiêu người đã
bị trói đứng, thậm trí trói cho đến chết ở nhà Pá Tra? Chúng ta không thể biết
con số cụ thể, những qua số phận Mị và A Phủ, người đọc vẫn cảm nhận, căm ghét
sự bạo tàn, vô lương chi của bọn cường hào miền núi.
4. Bên cạnh thái độ cảm thông chia sẻ và lên án tố cáo. “Vợ chồng A Phủ”
còn là một bài ca ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của người lao động, đặt
niềm tin, trân trọng sự nâng niu đối với khát vọng sống tốt đẹp của những con
người bị đoạ đầy đau khổ. Đó là sự kế tục chủ nghĩa nhân đạo truyền thống đồng
thời phát triển lên một mức cao hơn. Người đọc không chỉ thương một cô Mị khốn
khó, bị đoạ đầy, mà còn yêu một cô Mị tài hoa, ham sống giàu lòng hiếu thảo, đức
hy sinh và tinh thần đấu tranh để vượt lên hoàn cảnh. “Điều kì lạ là dẫu trong
cũng cực đến thế mọi thế lực tội ác cũng không thể giết được sức sống con người.
Lay lắt đói khổ nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt” (Tô Hoài).
ách thống trị của cường quyền, thân quyền, hủ tục đã không thể giết chết hẳn
hình ảnh người con gái tài hoa yêu đời trong Mị. Dưới đống tro tàn của hiện tại,
mầm sống, niềm khát khao tự do, tình yêu hạnh phúc vẫn âm ỉ cháy trong Mị, chỉ
chờ một sự tác động ngoại cảnh để bùng lên cháy sáng. Đêm tình mùa xuân và cảnh
Mị cởi trói cho A Phủ là những trang văn hay nhất cho tác phẩm, đánh dấu sự bừng
tỉnh của con người đấu tranh trong Mị. Bên cạnh Mị, hình ảnh A Phủ, chàng trai
Mèo dũng cam gan góc, khoẻ mạnh, phóng khoáng của thiên nhiên TB cũng là nhân vật
để lại nhiều ấn tượng với người đọc. Mị và A Phủ tiêu biểu cho tâm hồn, vẻ đẹp
con người miền núi và thái độ trân trọng ngợi ca của tác giả.
5. Tư tưởng nhân đạo trong “Vợ chồng A Phủ” còn mang nét mới, tiến
bộ hơn tư tưởng nhân đạo truyền thống. Đó là nhà văn đã chỉ ra còn đường giải
phóng thực sự của người lao động, đó là đi từ tự phát đến tự giác. Từ tăm tối
đau thương vươn lên ánh sáng tự do và nhân phẩm nhờ sự dìu dắt của Đảng như một
tất yếu lịch sử. Con đường đó được nhà văn miêu tả cụ thể qua quá trình đấu
tranh của Mị và A Phủ từ lúc chốn khỏi Hồng Ngài đến lúc trở thành những chiến
sĩ du kích Phiềnh Sa. Từ những con người nô lệ u mê câm lạnh họ đã tự phá bỏ những
sợi dây trói hữu hình thắt chặt cuộc đời họ trong nhà ngục Thống Lý Pá Tra để
đi theo tiếng gội tự do, để giác ngộ chân lý: chỉ có cầm súng đánh Tây, đánh lại
bọn thống trị, họ mới có được cuộc sống bình yên hạnh phúc.
Đăng nhận xét