TopBanner

 

Luyện thi đại học môn văn: Phân tích để làm nổi bật giá trị hiện thực trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài

Bài làm:

1. Tám tháng trời hành quân theo chân những binh đoàn bộ đội, thâm nhập thự tế Tây Bắc, đã đem lại cho nhà văn Tô Hoài nhiều hiểu biết quý báu về cuộc sống của nhân dân miền núi. Cuộc sống đau khổ khốn cùng của họ đã đi vào trong văn của ông. Những trang văn của “Vợ chồng A Phủ” phản ánh một cách chân thực, sinh động bức tranh xã hội dân tộc miền núi Tây Bắc trước ngày giải phóng Điện Biên. Đó là thành công có ý nghĩa khai phá mở đường của nhà văn Tô Hoài về đề tài miền núi trước văn học hiện đại.


Giá trị hiện thực của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"

2. Nếu như trước dây, đọc các tác phẩm cùng đề tài của Thế Lữ, Lam khai, ta chỉ thấy những miền núi rừng âm u hùng vĩ chứa đựng bao sự li kì, huyền bí, bao sự phiêu lưu mạo hiểm, thì bây giờ đọc “Vợ chồng A Phủ”, ta nhận ra các mảng tối của cuộc sống đang đè nặng lên sống phận của người dân nơi đây. Đó là sự tồn tại của một chế độ lang đạo thể ty, một kiểu phong kiến miền núi khắc nghiệt, tàn bạo hơn rất nhiều so với chế độ phong kiến thực dân ở miền xuôi đã được miêu tả trong những trang viết của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng trước cách mạng. Hiện thân cho chế độ lang đạo dã man ấy là cha con nhà Thống Lý Pá Tra. Bọn chúng lợi dụng thần quyền dùng cường quyền cùng hủ tục phong kiến miền núi để biến những người lao động thành nô lệ không công, thứ nô lệ lao động khổ sai như trâu ngựa để làm giàu cho chúng. Mị, A Phủ là hai trong rất nhiều những nạn nhân của cha con nhà Thống Lý. Chỉ vì món nợ từ ngày bố mẹ lấy nhau, Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ. Những năm tháng khốn khó nhưng êm đẹp hạnh phúc của người con gái Mèo xinh đẹp, tài hoa chấm dứt. Mị bước vào cuộc sống mới đầy đau thương tủi nhục, kiếp sống khổ sai trong gia đình Thống Lý. Bao lần Mị định trốn về với bố, định ăn ngón tự tử, nhưng vì đã bị trình con ma, bị con ma nhà nó nhận mặt nên đành cam chịu “chờ ngày rũ xương ở đây thôi”. Còn A Phủ, người con trai Mèo khoẻ mạnh, hiền lành gan dạ cũng buộc phải vay nợ nộp phạt và ở nợ đời đời, kiếp kiếp trong nhà Thống Lý. Chắc gì món nợ 100 đồng bạc kia, A Phủ, thậm trí con cháu A Phủ đã trả được cho cha con Pá Tra? Bọn thống trị dùng tư tưởng mê tín dị đoan tạo thành thế lực vô hình trói buộc, hù doạ người lao động, khiến họ sợ hãi, cam chịu, sống trong vòng kìm kẹp. Cướp vợ về trình ma đã đành, cho vay cũng trình ma. Cảnh Pá Tra đốt hương cúng vái lầm rầm kêu con ma về nhận mặt người vay nợ tạo nên một cảnh tượng ma quỷ, hãi hùng như địa ngục trần gian, nơi giam hãm những người lao động vô tội.
3. Gây ấn tượng hơn cả trên những trang viét dẫm chất hình thực của Tô Hoài là những trang viết mô tả cảnh trói người, đánh người tàn nhẫn vượt xa thời trang cổ. Dưới con mắt của A Sử - chồng Mị, Mị không được xem là con ngừơi với những yêu cầu chính đáng tối thiểu. Mị chỉ là công cụ lao động, là người vợ - nô lệ của hắn. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi tết. Khi thấy Mị muốn đi chơi, muốn bứt phá khỏi cuộc sống cầm tù, hắn liền trói Mị lại. Tô Hoài miêu tả cụ thể, tỉ mỉ từng chi tiết trong hành động trói người thản nhiên đến dửng dưng, lạnh lùng của A Sử. Say này, khi Mị xoa thuốc cho hắn, mệt quá thiếp đi, hắn không ngại ngần lấy chân đạp thẳng vào mặt Mị. Không ở đâu nhân phẩm và con người lại bị dày đạp đến như thế không riêng gì Mị bao người con dâu khác trong gia đình Thống Lý đều gánh chịu cảnh sống bạo tàn, nhân tâm ấy. Pá Tra đã có lần đã trói đứng một cô con dâu cho đến chết. Ta tự hỏi nếu như không có sự kiện A Sử bị đánh, nếu như người ta không cần đến Mị đi hái lá thuốc cho chồng, liệu Mị có bị bỏ quên, bị trói đến chết như người con gái bất hạnh kia không? Câu trả lời, đau đớn thay, phần nhiều lại nghiêng về phía khả năng có thể. Đến lượt A Phủ chỉ vì dám đánh con quan Thống Lý mà anh đã phải hứng chịu những trận mưa đòn dã man “A Phủ quỳ giữa nhà chịu đòn, im như cái tượng đá. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, “càng lúc càng tỉnh càng đánh”. Điệp từ “càng” nhấn đi nhấn lại trong câu văn ngắn như là sự tô đậm hoàn cảnh tàn khốc của trận đòn. Có lẽ chưa ở nơi đâu, sự tàn bạo dã man của bọn thống trị lại được mô tả chân thực và sinh động đến thế.
Vợ chồng A Phủ” cũng tái hiện, tố cáo cách sử kiện vô lý quái gở của bọn Thống Lý và hình thức bóc lột phổ biến của chúng là vay nặng lãi để cột chặt ngừơi lao động vào số phận nô lệ, phụ thuộc vào bọn địa chủ. Trong phiên xử ấy, bị cáo không được trình bày, thanh minh, quá trình xét xử diễn ra trong khói thuốc phiện, giữa những trận mưa đòn cùng âm thanh thửa rửa. Còn người phát đơn kiện đồng thời là quan toà. Phiên toà kết thúc, quan toà xì 100 đồng bạc hoa xoè tiền phí tổn trên mặt chắp, bắt người thua kiện sờ tay trên đồng tiền nhận mặt thay cho chữ kí vào bản án trung thân.
4. Trên cái nền đen tối của xã hội miền núi những năm tháng ấy ngòi bút của Tô Hoài đã dựng lên chân dung chân thực tiêu biểu cho cuộc sống đau thương, bi thảm của người dân lao động, đó là chân dung, số phận Mị A Phủ.

5. Lê nin đã từng nói “Trước mắt ta thực sự là một nghệ sĩ vĩ đại thì trong tác phẩm của ông ta phải mô tả được một vài ba mặt cơ bản quan trọng của cuộc cách mạng”. Mặt cơ bản quan trọng của cách mạng, hiện thực ở đây là con đường từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh tự giác của vợ chồng A Phủ nói riêng, của người dân miền núi nói chung trong chiến tranh giải phóng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Quá trình biến chuyển của cô Mị, A Phủ nô lệ, đến cô Mị, A Phủ du kích Phiềng Sa thực sự là một hành trình đi từ “thung lũng đau thương ra cánh đồng vui” Đảng của họ cùng nhân dân Tây Bắc.

Đăng nhận xét

 
Top