Luyện thi đại học môn Văn: Tóm tắt tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của
Tô Hoài
Xem thêm: Giá trị hiện thực của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Giá trị nhân đạo của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Xem thêm: Giá trị hiện thực của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Giá trị nhân đạo của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
“Vợ chồng A Phủ” kể về hai thanh niên người dân tộc thiểu số (dân
tộc Mèo); Mị và A Phủ. Mị là một cô gái đẹp, hiếu thảo, đảm đang, giàu sức sống yêu đời
và rất mực tài hoa. Chỉ vì một món nợ từ hồi cha mẹ mới cưới nhau. Mị bị thống
lý Pá Tra bắt về làm dâu trừ nợ, thực chất đây là làm nô lệ không công cho nhà
Thống Lý. Kể từ khi bước chân về nhà Thống Lý, Mị phải sống những chuỗi ngày
đau thương, tăm tối, bị hành hạ về thể xác, bị dày bẹp về tinh thần. Mị phải
lao động quần quật như con trâu, con ngựa. Đã có lần Mị muốn chết, nhưng sợ
liên lụy đến bố nên lại thôi, tiếp tục trở về cuộc đời nô lệ.
Cuộc sống đau khổ
đã cướp mất tuổi xuân của Mị, làm cho cô gần như tê liệt sức sống, cứ vật vờ âm
thầm như chiếc bóng “lùi lũi như con rùa trong xó cửa”. Cho đến một đêm
mùa xuân náo nức, tiếng sáo gọi bạn tình bồi hồi tha thiết vọng đến tai Mị đã
đánh thức trong tâm hồn cô niềm khát khao hạnh phúc và tình yêu mãnh liệt. Mị
chuẩn bị áo, váy đi chơi ngày xuân.
Nhưng rồi chồng Mị đã vùi dập phũ phàng ngọn lửa ham sống vừa bừng lên
đó. Hắn bước vào buồng thản nhiên trói đứng Mị vào cột nhà. Cũng trong đêm ấy,
hắn phá đám cuộc chơi của trai làng nên bị A Phủ đánh trọng thương. Nhất vào thế
quan, thống lý Pá Tra bắt A Phủ phải làm đứa ở, lao động khổ sai để trả nợ. Một
lần vì để hổ vồ mất con bò của nhà thống lý, A Phủ bị đánh đập tàn nhẫn và bị
trói đứng ở ngoài sân suốt mấy ngày. Cảm thông cho người cùng cảnh ngộ, Mị đã cởi
trói cho A Phủ cùng nhau trốn khỏi nhà ngục thống lí ở Hồng ngài tìm đến Phiềng
Sa. Họ nhận nhau là vợ chồng. Họ được cán bộ là A Châu giác ngộ dìu dắt, cả hai
lần lượt là du kích tham gia tích cực vào sự nghiệp đấu tranh thực dân Pháp và
bọn phong kiến tay sai để giải phóng mình, giải phóng quê hương mình.
Đăng nhận xét