Luyện thi đại học: Phong cách (nghệ thuật) thơ Tố Hữu.
Xem thêm: Phân tích bài thơ "Từ ấy"
“Thơ Tố Hữu là thơ của một chiến sĩ Cách mạng,
thơ của một nhà Cách mạng làm thơ” (Xuân Diệu). Thơ của ông tiếp nối được
truyền thống thơ ca đầu thế kỉ và nâng cao thành dòng thơ trữ tình chính trị của
thời đại mới. Do đó, thơ Tố Hữu có một phong cách khá hấp dẫn.
1.Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị.
- Tố Hữu là nhà thơ đồng thời
là một chiến sĩ Cách mạng. Vì vậy, đối với ông, thơ trước hết phải là phương tiện
đắc lực phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị được hình
thành trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Với Tố Hữu, thơ chính trị đã trở
thành thơ trữ tình sâu sắc. Những vấn đề mà nhà thơ đề cập đến chủ yếu trên
phương diện chính trị. Ông ca ngợi lý tưởng, ca ngợi những con người mang lý tưởng
cộng sản, biểu dương những tình cảm Cách mạng, ca ngợi Cách mạng, ca ngợi đất
nước… Những vấn đề chính trị ấy trở thành nguồn cảm hứng, nguồn cảm xúc chân thực,
sâu xa và thành lẽ sống niềm tin và được diễn đạt bằng ngôn ngữ tâm tình, ngôn
ngữ của tình yêu, tình mẹ con, tình bạn một cách tự nhiên không gượng gạo.
- Bao trùm lên thơ Tố Hữu là
vấn đề lý tưởng, lẽ sống: lẽ sống Cách mạng, lẽ sống cộng sản. Trước Cách mạng,
nhà thơ khẳng định lẽ sống của con người là con đường Cách mạng. Đó là con đường
duy nhất để giải thoát mọi số phận cá nhân khỏi áp bức đau khổ. Từ “Việt Bắc” trở đi, Tố Hữu chủ yếu đặt vấn
đề lẽ sống của dân tộc. Đi liền với lẽ sống là những tình cảm lớn, niềm vui lớn
của con người Cách mạng như niềm say mê lý tưởng, tình đồng chí, đồng bào, tình
cảm với Đảng, với Bác Hồ.
2.
Thơ Tố Hữu ở giai đoạn sau mang tính sử thi.
- Chủ
yếu đề cập đến các vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.
a/
Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu từ buổi đầu là cái tôi chiến sĩ rồi đến cái
tôi công dân, về sau là cái tôi nhân dân, dân tộc.
b/
Nhân vật trữ tình của Tố Hữu là những con người đại diện cho những phẩm chất
dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử thời đại.
c/ Cảm
hứng của Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự đời
tư. Nổi bật lên trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh dân tộc chứ không phải số
phận cá nhân.
3.
Thơ Tố Hữu dạt dào cảm hứng lãng mạn.
Thể
hiện cảm hứng hướng về lý tưởng cộng sản và tương lai xã hội chủ nghĩa bằng cảm
hứng lạc quan giàu tình cảm lãng mạn, thế giới hình tượng trong thơ Tố Hữu là
thế giới của cái cao cả, cái lý tưởng; của ánh sáng, gió lộng, niềm tin.
4. Thơ
Tố Hữu có giọng điệu rất dễ nhận ra đó là giọng điệu tâm tình, là tiếng nói của
tình thương mến ngọt ngào.
“Thơ Tố Hữu là thơ Cách mạng chứ không phải
thơ tình yêu… nhưng thơ anh là thơ của một tình nhân. Anh nói các vấn đề bằng
trái tim của một người say đắm” (Chế Lan Viên). Còn Hoài Thanh thì nhận xét
nhiều câu thơ Tố Hữu chỉ cần thay đổi vài từ là thành thơ tình yêu muôn đời, biểu
hiện rõ nhất qua cách xưng hô, tâm sự với đối tượng: “Anh em ơi!”, “Đồng bào ơi!”,
“Tổ quốc ta ơi: Hương Giang ơi!”… Lý do,
điều này có liên quan đến chất Huế của hồn thơ Tố Hữu, nhưng chủ yếu là do quan
hệ giữa nhà thơ và bạn đọc; do quan niệm của Tố Hữu về thơ “thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí”.
5.
Thơ Tố Hữu rất giàu tính dân tộc, cả nội dung và nghệ thuật.
a/
Về nội dung:
-
Tính dân tộc thể hiện ở thế giới hình tượng, phong cảnh quê hương đất nước thân
thuộc, ở hình ảnh con người rất đỗi Việt Nam .
b/
Về nghệ thuật:
- Thể
thơ: Tố Hữu sử dụng các thể thơ mang đậm tính truyền thống dân tộc như lục bát:
“Việt Bắc”, “Kính gửi cụ Nguyễn Du”.
- Kết
hợp cả giọng cổ điển và dân gian để thể hiện nội dung, tình cảm Cách mạng mang
cội nguồn, truyền thống dân tộc; thể thơ bảy chữ trang trọng với màu sắc cổ điển
nhưng vẫn biến hoá linh hoạt diễn tả được nhiều trạng thái cảm xúc giàu tính
dân tộc: “Theo chân Bác”, “Bác ơi”, “Mẹ Tơm”, “Quê mẹ”…
c/
Về ngôn ngữ:
- Thơ
Tố Hữu không mạnh ở việc sáng tạo từ ngữ mà thường sử dụng từ ngữ nói rất quen
thuộc của dân tộc, những so sánh ví von truyền thống, nhưng lại biểu hiện được
nội dung mới của thời đại Cách mạng.
d/
Nhạc điệu:
- Thơ
Tố Hữu rất giàu nhạc điệu, một biểu hiện tính dân tộc của nghệ thuật ở bề sâu.
- Tố
Hữu có biệt tài trong việc sử dụng các từ láy, các vần và phối hợp các thanh điệu…
kết hợp với nhịp thơ như thác tạo thành một nhịp điệu phong phú cho các câu thơ
diễn tả được những trạng thái tâm tình
mà chiều sâu của nó là điệu cảm xúc của tâm hồn dân tộc.
Kết
luận:
Với
những nét phong cách vừa phong phú vừa đa dạng, vừa sâu sắc hấp dẫn nói trên, Tố
Hữu rất xứng đáng là lá cờ đầu của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam .
Đăng nhận xét