Có thể bạn đã từng nghe bí quyết thành
công của một thủ khoa đại học. Vậy bây giờ bạn hãy lắng nghe kinh nghiệm “xương máu” của
những người từng thi trượt đại học. Học tập từ thành công và thất bại là cách tốt
nhất để bạn đạt mục đích.
Kinh nghiệm thứ nhất: Không đi học thêm
nhiều - Minh Hiền (Đại học Mở TP.HCM)
Năm trước Hiền đã thi trượt đại học vì
thấp điểm môn Hóa. Trước đây Hiền luôn bị môn học này làm khó dễ nên trước kỳ
thi đã đăng ký học thêm đến 2 lớp luyện thi đại học với hy vọng bổ sung thêm kiến thức. Tuy nhiên
chính vì việc học nhồi quá nhiều như thế khiến Hiền lờ đờ với các công thức, bối
rối trong cách giải và bị stress trong ngày thi đại học chính thức.
Thời gian bạn học trên lớp và những giờ
học bổ sung là đủ với kì thi đại học. Thời gian còn lại bạn nên đọc lại để ghi
nhớ và vận dụng. Việc thu nhận nhiều kiến thức nhưng không được ôn luyện kĩ
càng chỉ làm tốn thời gian và công sức của bạn.
Nếu bạn học kém và không hiểu hết bài học
trên lớp, hãy tìm ngay cho mình một người thầy hoặc một người bạn để hỏi. Thầy,
cô giáo luôn sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của bạn.
Với một môn học, bạn không nên học nhiều
thầy. Mỗi một giáo viên đều có kinh nghiệm và cách thức truyền đạt riêng, đôi
lúc kiến thức của họ có thể đối lập nhau. Việc học quá nhiều thầy sẽ nhanh
chóng đẩy bạn đến tình trạng loạn kiến thức.
Kinh nghiệm thứ hai: Ôn thi đại học nên học ở thời điểm
hoàng kim - Thu Thủy (Hà Nội)
Thời điểm hoàng kim để học tập là từ 5h
đến 10h vào buổi sáng. 14h đến 15h chiều và 20h đến 21h tối. Đó là thời điểm đầu
óc bạn minh mẫn và dễ tiếp thu nhất. Bạn hãy sắp xếp thời gian biểu phù hợp để
có thể học vào thời điểm hoàng kim.
Kinh nghiệm thứ ba: Nghe giảng là điều
vô cùng quan trọng - Hữu Hoan (20 tuổi, Hà Nội)
Một lần bạn nghe giảng sẽ hiệu quả gấp
đôi khi bạn tự ngồi luyện thi đại học. Nghe giáo viên giảng bài là cách thức tương tác
trực tiếp với kiến thức. Ích lợi của việc nghe giảng đó là bạn sẽ hiểu thông
tin nhanh hơn, chính xác hơn và bạn có thể hỏi ngay những vấn đề không hiểu. Vì
vậy đừng bỏ lỡ cơ hội nghe giảng trên lớp.
Kinh nghiệm thứ tư: Dành thời gian tự ôn thi đại học ở
nhà - Thế Thanh (20 tuổi, Hà Nội)
Kiến thức mà bạn tiếp thu cần có thời
gian ôn luyện. Tại sao bạn không bao giờ quên tên gọi của bạn bè, đó là vì bạn
nhắc đến chúng thường xuyên. Khi học về một dạng bài mới bạn cần thực hành nhiều
lần thì mới nắm chắc và không quên. Bạn hãy chắc chắn rằng mình có đủ thời gian
học ở nhà để ôn luyện kiến thức.
Kinh nghiệm thứ năm: Sách giáo khoa là
quan trọng nhất - Ngọc Quý (Cao đẳng Tôn Đức Thắng, TPHCM)
Sách giáo khoa là kiến thức chuẩn và chứa
đựng những kiến thức trọng điểm. Mọi cuốn sách tham khảo đều được xây dựng trên
cơ sở của sách giáo khoa. Vì vậy, nếu bạn chưa hiểu những kiến thức trong sách
giáo khoa thì tuyệt đối đừng đụng đến bất kì cuốn sách tham khảo nào để ôn thi đại học. Bạn hãy
làm tất cả những gì có thể để hiểu những kiến thức trong sách giáo khoa, sau đó
thực hành nhiều lần các dạng bài tập trong sách.
Kinh nghiệm thứ sáu: Học nhóm - Minh
Châu (19 tuổi Hà Nội)
Việc học nhóm sẽ làm bạn tăng hứng thú học
tập. Bạn hãy trao đổi kiến thức với các bạn trong nhóm. Chia sẻ những điều bạn
biết và hỏi những điều bạn chưa rõ. Những thành viên trong nhóm sẽ giúp bạn hiểu
rõ vấn đề khi bạn gặp khó khăn. Hơn nữa sự cạnh tranh lành mạnh trong nhóm sẽ
là động lực cho bạn phấn đấu để bạn luyện thi đại học tốt hơn.
Kinh nghiệm thứ bảy: Không để nỗi lo lấn
át - Tuyết Nhi (Cao đẳng Du lịch Sài Gòn)
Dù bạn từng trượt đại học hay sức học của
bạn rất tệ thì cũng đừng để nỗi lo lấn át. Nếu bạn quá lo lắng bạn sẽ khó làm
được bất cứ điều gì. Bạn sẽ không thể tập trung vào bài giảng, mất thời gian kể
lể về nỗi lo lắng của mình với bạn bè,… Điều đó sẽ khiến bạn luôn chán nản, cáu
bẳn, nói những điều vô lí và kết quả ôn thi đại học của bạn sẽ rất tồi tệ. Vì vậy, đừng để nỗi lo lấn
át mà hãy tập trung vào việc luyện thi đại học cho thật tốt nhé.
Kinh nghiệm thứ tám: Nghỉ ngơi trước kì
thi - Hạnh Phúc (20 tuổi, TPHCM)
Hai tuần trước kì thi bạn không nên nạp
thêm kiến thức mới. Bạn có thể đọc qua những kiến thức tổng hợp vào lúc rảnh rỗi
nhưng đừng học nhiều. Bạn đã vất vả ôn thi đại học cả năm rồi nên hãy để cho đầu óc
được thư giãn vào giai đoạn này.
Theo vnexpress.net
Đăng nhận xét