Hãy cùng lắng nghe kinh nghiệm luyện thi đại học
của bạn Nguyễn Trần Thành Danh – cựu học sinh chuyên Tin trường THPT chuyên Trần
Phú – Hải Phòng đã đạt 29.5 điểm (Toán: 9.75; Lý: 9.75; Hóa: 10) và vinh dự trở
thành thủ khoa khối A trường Đại học Ngoại Thương năm 2013.
* Theo bạn, để đạt được một kết quả như
vậy, điều quan trọng nhất trong quá trình ôn thi đại học là gì, bạn có thể chia sẻ một
chút quan điểm của mình với các bạn sĩ tử đang ôn thi được không?
Theo quan điểm của riêng tớ, điều quan
trọng, cần thiết nhất để thi đạt kết quả tốt là các bạn phải học chắc ngay từ đầu
những ngày vào cấp 3. Những kiến thức nền tảng sẽ giúp các bạn học tốt nhiều phần
sau này, và đặc biệt khi đến chặng đường nước rút là kỳ II lớp 12, các bạn nên
đầu tư nhiều thời gian nhất có thể vào việc luyện đề thi thử đại học. Trong quá trình
ôn thi đại học
ở kỳ II lớp 12, hầu như ngày nào tớ cũng làm đề thi thử được lấy từ nhiều nguồn
như sách tham khảo, Internet, xin của thầy, cô giáo hoặc bạn bè… để tăng kiến
thức cũng như rèn luyện kỹ năng.
* Rất nhiều bạn sĩ tử thường gặp rắc rối
như mắc một lỗi sai nhiều lần, sai những chi tiết nhỏ hoặc bị đề đánh lừa khi tự
luyện thi đại
học tại nhà, Thành Danh đã luyện đề theo cách nào để đạt hiệu quả
cao?
Theo tớ, phần lớn các bạn khi gặp một đề
thi đều cố gắng làm hết đề, được nhiều câu nhất có thể trong thời gian nhanh nhất,
nhưng khi rèn luyện cho kỳ thi đại học, tớ nghĩ các bạn nên để ý thêm
tới yêu tố chất lượng bài làm của mình và chú ý từng chi tiết nhỏ, dù chỉ chiếm
0.25 điểm. Thời gian đầu làm một đề thi đại học trắc nghiệm, các bạn có thể chỉ
làm trong 45 phút nhưng kết quả lại sai khoảng hơn 10 câu và đặc biệt hay sai ở
những câu lý thuyết đánh lừa, vì vậy tớ nghĩ nên đặt yếu tố cẩn thận, đọc kỹ đề
lên trên, sau khi làm một đề bạn nên tích lại những câu sai để nghiên cứu, đọc
lại và viết những lỗi sai của mình ra một quyển số ghi chép.
* Khi tham gia kỳ thi đại học, cậu có bị ảnh hưởng
nhiều bởi áp lực tâm lý không?
Theo tớ, việc tâm lý thi cử là vô cùng
quan trọng và có lẽ ai cũng bị ảnh hưởng ít hay nhiều. Bản thân tớ lựa chọn
cách rèn luyện tâm lý thi cử bằng cách tham gia các kỳ thi thử đại học ở trường và trở
nên “quen với việc sai, quen với việc không tìm được đáp án đúng và không trở
nên hoảng loạn”. Vì nếu ở đề trắc nghiệm, các bạn loay hoay mãi với 1 câu vì biết
cách làm mà không ra được đúng đáp án thì tâm lý làm bài những câu sau cũng sẽ
không tốt, điều đó ảnh hưởng xấu đến kết quả thi. Bởi vậy, các bạn nên học cách
bình tình, làm từ câu khó đến câu dễ ngay trong quá trình ôn thi đại học.
Nguồn: Diễn đàn sinh viên đại học ngoại
thương.
Đăng nhận xét