Thầy Vũ Quốc Lịch - giáo viên môn Địa lí Trường THPT Hà Nội - Amterdam chia sẻ với thí sinh các kỹ năng để làm bài thi môn Địa lí đạt điểm cao.
Nhận dạng đề thi: Đây là khâu quan trọng hàng đầu, giúp học sinh không bị lệch hướng trong quá trình làm bài. Đề thi thường có từ 3 - 4 câu, trong đó phần lý thuyết thường chiếm từ 65% - 70% tổng số điểm. Cần nhận dạng được đề thi, ví như dạng trình bày hay chứng minh, biểu đồ tròn hay biểu đồ miền, số liệu đã được xử lý hay số liệu thô...
Phát thảo đề cương cho từng câu hỏi trong đề thi nhằm giúp cho việc phân bố thời gian cho từng câu hỏi hợp lí, chính xác, tránh tình trạng thiếu sót nội dung các câu hỏi trong quá trình làm bài. Để không bị sót ý, viết lặp lại, lan man, lạc đề, vừa có thể theo dõi được bài làm, kịp thời bổ sung ý cho bài viết... thì lập dàn ý cho các câu hỏi trước khi viết là việc làm hết sức cần thiết. Ngay sau khi nhận dạng đề, thí sinh nên tập trung vạch ra các ý tương đối chi tiết theo dạng dàn ý mở. Nên lưu ý, dàn ý là những ý tiêu đề, trọng tâm chứ không phải bài viết hoàn chỉnh vì không đủ thời gian. Phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi: thí sinh nên phân bố thời gian đều và phù hợp cho các câu hỏi trong đề bài, và tiêu chí nên căn cứ vào tỷ trọng từng câu hỏi, tức là số điểm của câu hỏi. Nên dành khoảng thời gian từ 15 - 20 phút để phác thảo dàn ý, từ 10 - 15 phút cho việc kiểm tra đọc lại bài.
Ngoài ra, trong khi làm bài thì chú ý phần dễ làm trước, khó làm sau nhưng phải đảm bảo tính hệ thống, logic trong bài làm, và nên làm ở tất cả các câu chứ không nên tập trung vào một câu nào đó. Với những số liệu thống kê dùng để minh họa cho bài làm được lấy từ sách giáo khoa, hoặc những số liệu đã được cập nhật từ bên ngoài, thí sinh cần nói rõ nguồn gốc và thời điểm của chúng. Khi vẽ biểu đồ, chú ý ghi tên biểu đồ, bảng chú giải và đặc biệt phải có sự tương thích giữa ký hiệu trong bảng chú giải với những ký hiệu đã dùng trong biểu đồ. Trình bày bài thi cũng là một khâu rất quan trọng vì giá trị của một bài thi không những thể hiện ở phần nội dung mà còn ở phương pháp trình bày. Những lợi thế về chữ viết, cách diễn đạt cũng luôn được giám khảo chú ý. Trong thực tế có rất nhiều bài thi trình bày đầy đủ nhưng kết quả không cao vì viết tắt quá nhiều, lỗi chính tả, câu văn lủng củng, trình bày lan man. Chưa kể chữ viết quá xấu sẽ làm mất hứng thú, cảm tình đối với người chấm bài. Bài thi Địa lí có thể trình bày ở dạng bài gồm: mở bài, thân bài và kết luận, hoặc dùng trả lời trực tiếp vào câu hỏi, nhưng cần diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu.
Theo công bố mới nhất của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cấu trúc đề thi trong các kỳ thi quốc gia năm 2011 về cơ bản không thay đổi so với năm trước. Cục cũng không ban hành cấu trúc đề thi các môn, đề thi nằm trong chương trình (chiếm 80 - 90% trong đề thi). Vì vậy, nên bám sát sách giáo khoa và một tài liệu tham khảo ôn tập nhất định, không nên đọc quá nhiều tài liệu và cũng không nên học tủ vì các câu hỏi thường liên quan với nhau. Khi ôn tập, nên hệ thống kiến thức, hệ thống những vấn đề trọng tâm, những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó. Nên tập trung học dứt điểm một vấn đề, một giai đoạn, đừng học nhảy cóc lung tung…
Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và có thể hệ thống giúp chúng ta trả lời phần lớn các câu kiểm tra về Địa lí. Việc sử dụng có hiệu quả Atlat cùng với hệ thống hóa, sơ đồ hóa các bài tập, bài tự kiểm tra vừa giúp học sinh nhàn hơn rất nhiều vì không phải ghi nhớ nhiều địa danh và số liệu. Đồng thời vừa nâng cao hiệu quả ôn tập và nắm vững kiến thức.
Một cách rất hữu ích cho học sinh là khi học đến bài nào, các bạn quan sát trong Atlat liên quan tới bài đó. Cách này vừa giúp học sinh nhớ bài tốt, vừa biết cách đọc Atlat. Bạn nào có khả năng đọc Atlat tốt đều có thể đạt điểm cao. Như cô Vũ Thị Mai Huệ, giáo viên Địa lí, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) đã nói: “Nếu khai thác kiến thức từ Atlat tốt thì chỉ cần trong vòng 1 - 1,5 tháng là học sinh có thể hoàn thành tốt khâu ôn tập Địa lí. Để đạt điểm cao nhất, HS cần phải nắm kiến thức cơ bản, biết cách lập dàn ý cho từng vấn đề và Atlat là công cụ để các em lấp đầy những dàn ý”.
Để vượt vũ môn hóa rồng thành công với môn Địa lí, HS nên rèn cho mình những kỹ năng cơ bản. Kỹ năng làm bài thi: tâm lý bình tĩnh, đọc kĩ đề bài, định hướng chính xác yêu cầu đề bài và phân bố thời gian làm bài hợp lý.
Kỹ năng nhận dạng đề thi: Đây là kỹ năng quan trọng hàng đầu, giúp bạn không bị lệch hướng trong quá trình làm bài. Đề thi thường có từ 3 – 4 câu, trong đó phần lý thuyết thường chiếm từ 65% - 70% tổng số điểm. Cần nhận dạng được đề thi, đó là dạng nào? Trình bày hay chứng minh, vẽ biểu đồ tròn hay vẽ biểu đồ miền, số liệu đã được xử lý hay số liệu thô?
Kỹ năng khai thác Atlat: đọc, mô tả được các đặc điểm của hiện tượng Địa lí. Nghiên cứu để hiểu nội dung Atlat, nắm chắc ký hiệu, ước hiệu bản đồ, xác định được phạm vi các lãnh thổ.
Ngoài ra thì các kỹ năng như phác thảo đề cương cho từng câu hỏi trong đề thi, trình bày bài thi, viết chữ, cách diễn đạt cũng vô cùng quan trọng. Địa lí là môn đòi hỏi sự tư duy, tổng hợp, phân tích nên bắt buộc các bạn phải hiểu rõ vấn đề, nỗ lực và nhất định không học thuộc lòng.
Thi đại học, thí sinh không được mang Atlat vào phòng thi nhưng nhiều thí sinh vẫn đạt kết quả khả quan. Điều đó cho thấy chỉ với sách giáo khoa và các tài liệu ôn tập khác vẫn có thể đạt điểm giỏi, nhưng đó là các thí sinh có tư duy địa lí tốt và học hành nghiêm túc .
Thí sinh có thể học Địa lí chỉ với sách giáo khoa và vẫn có thể đạt điểm cao.
Phát thảo đề cương cho từng câu hỏi trong đề thi nhằm giúp cho việc phân bố thời gian cho từng câu hỏi hợp lí, chính xác, tránh tình trạng thiếu sót nội dung các câu hỏi trong quá trình làm bài. Để không bị sót ý, viết lặp lại, lan man, lạc đề, vừa có thể theo dõi được bài làm, kịp thời bổ sung ý cho bài viết... thì lập dàn ý cho các câu hỏi trước khi viết là việc làm hết sức cần thiết. Ngay sau khi nhận dạng đề, thí sinh nên tập trung vạch ra các ý tương đối chi tiết theo dạng dàn ý mở. Nên lưu ý, dàn ý là những ý tiêu đề, trọng tâm chứ không phải bài viết hoàn chỉnh vì không đủ thời gian. Phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi: thí sinh nên phân bố thời gian đều và phù hợp cho các câu hỏi trong đề bài, và tiêu chí nên căn cứ vào tỷ trọng từng câu hỏi, tức là số điểm của câu hỏi. Nên dành khoảng thời gian từ 15 - 20 phút để phác thảo dàn ý, từ 10 - 15 phút cho việc kiểm tra đọc lại bài.
Ngoài ra, trong khi làm bài thì chú ý phần dễ làm trước, khó làm sau nhưng phải đảm bảo tính hệ thống, logic trong bài làm, và nên làm ở tất cả các câu chứ không nên tập trung vào một câu nào đó. Với những số liệu thống kê dùng để minh họa cho bài làm được lấy từ sách giáo khoa, hoặc những số liệu đã được cập nhật từ bên ngoài, thí sinh cần nói rõ nguồn gốc và thời điểm của chúng. Khi vẽ biểu đồ, chú ý ghi tên biểu đồ, bảng chú giải và đặc biệt phải có sự tương thích giữa ký hiệu trong bảng chú giải với những ký hiệu đã dùng trong biểu đồ. Trình bày bài thi cũng là một khâu rất quan trọng vì giá trị của một bài thi không những thể hiện ở phần nội dung mà còn ở phương pháp trình bày. Những lợi thế về chữ viết, cách diễn đạt cũng luôn được giám khảo chú ý. Trong thực tế có rất nhiều bài thi trình bày đầy đủ nhưng kết quả không cao vì viết tắt quá nhiều, lỗi chính tả, câu văn lủng củng, trình bày lan man. Chưa kể chữ viết quá xấu sẽ làm mất hứng thú, cảm tình đối với người chấm bài. Bài thi Địa lí có thể trình bày ở dạng bài gồm: mở bài, thân bài và kết luận, hoặc dùng trả lời trực tiếp vào câu hỏi, nhưng cần diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu.
Theo công bố mới nhất của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cấu trúc đề thi trong các kỳ thi quốc gia năm 2011 về cơ bản không thay đổi so với năm trước. Cục cũng không ban hành cấu trúc đề thi các môn, đề thi nằm trong chương trình (chiếm 80 - 90% trong đề thi). Vì vậy, nên bám sát sách giáo khoa và một tài liệu tham khảo ôn tập nhất định, không nên đọc quá nhiều tài liệu và cũng không nên học tủ vì các câu hỏi thường liên quan với nhau. Khi ôn tập, nên hệ thống kiến thức, hệ thống những vấn đề trọng tâm, những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó. Nên tập trung học dứt điểm một vấn đề, một giai đoạn, đừng học nhảy cóc lung tung…
Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và có thể hệ thống giúp chúng ta trả lời phần lớn các câu kiểm tra về Địa lí. Việc sử dụng có hiệu quả Atlat cùng với hệ thống hóa, sơ đồ hóa các bài tập, bài tự kiểm tra vừa giúp học sinh nhàn hơn rất nhiều vì không phải ghi nhớ nhiều địa danh và số liệu. Đồng thời vừa nâng cao hiệu quả ôn tập và nắm vững kiến thức.
Một cách rất hữu ích cho học sinh là khi học đến bài nào, các bạn quan sát trong Atlat liên quan tới bài đó. Cách này vừa giúp học sinh nhớ bài tốt, vừa biết cách đọc Atlat. Bạn nào có khả năng đọc Atlat tốt đều có thể đạt điểm cao. Như cô Vũ Thị Mai Huệ, giáo viên Địa lí, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) đã nói: “Nếu khai thác kiến thức từ Atlat tốt thì chỉ cần trong vòng 1 - 1,5 tháng là học sinh có thể hoàn thành tốt khâu ôn tập Địa lí. Để đạt điểm cao nhất, HS cần phải nắm kiến thức cơ bản, biết cách lập dàn ý cho từng vấn đề và Atlat là công cụ để các em lấp đầy những dàn ý”.
Để vượt vũ môn hóa rồng thành công với môn Địa lí, HS nên rèn cho mình những kỹ năng cơ bản. Kỹ năng làm bài thi: tâm lý bình tĩnh, đọc kĩ đề bài, định hướng chính xác yêu cầu đề bài và phân bố thời gian làm bài hợp lý.
Kỹ năng nhận dạng đề thi: Đây là kỹ năng quan trọng hàng đầu, giúp bạn không bị lệch hướng trong quá trình làm bài. Đề thi thường có từ 3 – 4 câu, trong đó phần lý thuyết thường chiếm từ 65% - 70% tổng số điểm. Cần nhận dạng được đề thi, đó là dạng nào? Trình bày hay chứng minh, vẽ biểu đồ tròn hay vẽ biểu đồ miền, số liệu đã được xử lý hay số liệu thô?
Kỹ năng khai thác Atlat: đọc, mô tả được các đặc điểm của hiện tượng Địa lí. Nghiên cứu để hiểu nội dung Atlat, nắm chắc ký hiệu, ước hiệu bản đồ, xác định được phạm vi các lãnh thổ.
Ngoài ra thì các kỹ năng như phác thảo đề cương cho từng câu hỏi trong đề thi, trình bày bài thi, viết chữ, cách diễn đạt cũng vô cùng quan trọng. Địa lí là môn đòi hỏi sự tư duy, tổng hợp, phân tích nên bắt buộc các bạn phải hiểu rõ vấn đề, nỗ lực và nhất định không học thuộc lòng.
Thi đại học, thí sinh không được mang Atlat vào phòng thi nhưng nhiều thí sinh vẫn đạt kết quả khả quan. Điều đó cho thấy chỉ với sách giáo khoa và các tài liệu ôn tập khác vẫn có thể đạt điểm giỏi, nhưng đó là các thí sinh có tư duy địa lí tốt và học hành nghiêm túc .
Thí sinh có thể học Địa lí chỉ với sách giáo khoa và vẫn có thể đạt điểm cao.
Vũ Quốc Lịch
Giáo viên Trường THPT Hà Nội - Amterdam
Theo Dân trí
Giáo viên Trường THPT Hà Nội - Amterdam
Theo Dân trí
Đăng nhận xét