TopBanner

 

Hướng dẫn cách đạt điểm tối đa câu hỏi dễ trong bài thi môn Hóa
Câu hỏi dễ luôn là những câu hỏi giúp học sinh “ghi điểm” nhanh trong đề thi môn Hoá học, tuy nhiên không phải học sinh nào cũng biết cách để không mất điểm đáng tiếc ở những câu hỏi này.

Thầy Nguyễn Tấn Trung cho biết: “Nguyên nhân chính khiến học sinh không đạt được điểm tối đa câu dễ là do thí sinh học chưa kĩ và làm bài chưa chắc chắn. Khi lơ mơ kiến thức căn bản và yếu những kĩ năng làm bài cơ bản, học sinh sẽ mất nhiều thời gian để tìm hướng giải cho những câu hỏi dễ.

Thầy Nguyễn Tấn Trung

Khắc phục nhược điểm này không hề khó, các bạn hãy đọc kĩ và áp dụng những lời khuyên sau đây của thầy Trung để tránh mắc lỗi trong khi làm đề thi:
  • Đối với câu hỏi sách giáo khoa: Học thật kỹ từng bài từ sách giáo khoa theo cấu trúc đề thi đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Đối với bài tập tính toán:
    • Đọc kĩ đề bài để tránh bỏ bớt dữ kiện quan trọng dẫn đến giải sai
    • Áp dụng đúng công thức giải nhanh (nếu có)
    • Tránh bấm máy tính sai (kiểm tra 2 – 3 lần kết quả bấm máy)
Ví dụ:
Câu 1: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
     (a) Sắt chiếm khoảng 15% khối lượng vỏ Trái Đất, đứng hàng thứ hai trong các kim loại (sau nhôm)
     (b) Trong thiên nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất
     (c) Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là  tính oxi hóa và tính khử
     (d) FeO là chất rắn màu đen, có rất nhiều trong tự nhiên 
     (e) FeO có thể điều chế bằng cách dùng H2 hay CO khử sắt (III) oxit ở 200OC
  
Số phát biểu đúng:   A. 2                      B.3                                C.4                       D.1      

Đáp án:

Nếu thí sinh không học kỹ sách giáo khoa sẽ rất dễ sai ở phần tô màu “đỏ” cho nên thí sinh sẽ chọn đáp án C hoăc B trong khi câu này đáp án là D.

Những nội dung tô màu đúng sẽ lần lượt là: 5%, chỉ có tính khử, không có, 500OC – 600OC.
Câu 2: Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe, Cu tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là  
         A. 48,8                           B. 47,6                         C.47,1                D. 45,5

Đáp án:

Bài toán này giải nhanh bằng công thức sau:

mmuối = mkl(pư) + 96nH2 = 13,5+96x7,84/22,4=47,1 nên thí sinh sẽ chọn đáp án C 

Do thí sinh không đọc kỹ đề, nên không phát hiện bài này có Cu không phản ứng nên khối lượng muối đúng là < 47,1. Vậy đáp án đúng là “D” chứ không phải là “C”.

Đăng nhận xét

 
Top