Luyện thi đại học môn Văn: Phong cách nghệ thuật của Nam Cao
Mở bài
Nam Cao ( 1917-1951 ) là một nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo
sâu sắc mới mẻ, có phong cách nghệ thuật độc đáo.
Thân bài
1.Nam Cao thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh trong cuộc sống
hàng ngày, từ đó, đặt ra vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc
về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Truyện của Nam Cao tuy giàu triết lý,
nhưng triết lý mà không khô khan, vì nó xuất phát từ cuộc sống thực và từ tâm
tư đau đớn, dằn vặt của tác giả.
2.Nam Cao có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật.
Ông có hứng thú khám phá “con người trong
con người”. Ngòi bút của ông có thể thâm nhập vào những quá trình tâm lý phức
tạp, những ngõ ngách sâu kín nhất của tâm hồn con người; từ đó dựng lên được những
nhân vật tư tưởng vừa có tầm khái quát lớn vừa có cá tính độc đáo. Theo dòng cảm
nghĩ của nhân vật, mạch tự sự của tác phẩm Nam Cao, thường đảo lộn trật tự của
thời gian, không gian tạo nên lối kết cấu vừa linh hoạt vừa hết sức chặt chẽ.
3.Cũng vì am hiểu sâu sắc tâm lý nhân vật mà Nam Cao đã tạo được nhiều đoạn
đối thoại và độc thoại nội tâm rất chân thực, sinh động.
4.Truyện của Nam Cao luôn luôn thay đổi giọng điệu, có khi là giọng tỉnh
táo và sắc lạnh; có khi là giọng đằm thắm, trữ tình sôi nổi, nặng trĩu yêu
thương. Hai giọng văn đối lập nhau cứ chuyển hoá qua lại, tạo nên những trang
viết thú vị, hấp dẫn.
Kết luận
Nam
Cao cũng đã có những đóng góp rất lớn trong việc làm hiện đại hoá văn xuôi Việt
Nam với một ngôn ngữ phong phú, sinh động, uyển chuyển tinh tế rất gần gũi với lời
ăn tiếng nói của quần chúng. Ông xứng đáng là một trong những nhà văn hiện thực
lớn nhất của văn học Cách mạng thế kỷ XX.
Đăng nhận xét